Năm 1986, điện ảnh trung quốc “nở mày nở mặt” với siêu phẩm Tây Du Ký, sức nóng của nó dù không đủ để giúp điện ảnh nước nhà phát triển sáng ngang với điện ảnh Hong Kong hay Đài Loan nhưng cũng là tiền đề để đầu tư mạnh hơn vào phim ảnh, Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 là một minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm mang phim ảnh nước nhà ra ngoài khu vực, và đúng 10 năm sau, kịch bản của Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa được bắt đầu chắp bút bởi nhà biên kịch Chu Tô Tiến, cùng sự chuẩn bị kỹ càng không hề thua kém bản gốc, một bom tấn truyền hình đã thực sự chinh phục người xem khi lên sóng lần đầu tiên vào năm 2010.
Có thể nói, Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa là bộ phim dài tập được đầu tư kinh phí khủng nhất ở thời điểm đó, rơi vào khoảng khoảng 30 triệu USD, ngoài những cảnh phim được dàn dựng hoành tráng và công phu, nó cũng quy tụ được dàn diễn viên cực kỳ chất lượng đến từ trung quốc, Hong Kong và Đài Loan. Sau khi ra mắt, phim rất thành công về mặt thương mại, chỉ tính riêng việc bán bản quyền cho 20 quốc gia khác nhau, nó đã thu về tới 133 triệu USD.
Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa mang tới cho khán giả một bức tranh nhiều màu sắc về những năm tháng loạn lạc của Trung Hoa khi nhà Đông Hán sụp đổ thì Đổng Trác vùng lên thâu tóm quyền hành khiến quần hùng phân chia Trung Quốc thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô cho đến khi nhà Tấn thống nhất lại thành một.
Nội dung của phim tập trung vào quá trình hình thành và phát triển theo thế chân vạc giữa ba nước với các nhân vật chủ đạo như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, Chu Du, Tư Mã Ý… đan xen là những mâu thuẫn trong việc tranh giành ngôi thứ trong gia đình họ Tào với những rắc rối tính ái giữa Tào Phi, Tào Thực và nàng Chân Phi với những bất đồng chiến lược. Bên cạnh đó, điểm sáng của phim còn là những cuộc chiến tài trí giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị, giữa Chu Du và Tôn Quyền…